Không

Tra Kiều, Mỹ Tây, Mỹ Đông, Hạ Lục, 4 ngôi làng thuộc thành phố Yết Dương, tỉnh Quảng Đông, hồi tháng g88

【g88】4 làng Trung Quốc giải 'mối thù truyền kiếp' 200 năm

Tra Kiều,àngTrungQuốcgiảimốithùtruyềnkiếpnăg88 Mỹ Tây, Mỹ Đông, Hạ Lục, 4 ngôi làng thuộc thành phố Yết Dương, tỉnh Quảng Đông, hồi tháng 10 đồng loạt tổ chức lễ hóa giải "mối thù hàng thế kỷ", Jiupai Newstháng này đưa tin. Nguyên nhân mâu thuẫn là tranh chấp đất đai và nguồn nước.

Trong hơn 200 năm, từ thế hệ này sang thế hệ khác ở 4 ngôi làng bị ràng buộc bởi "tổ huấn", quy định cấm kết hôn liên làng mà tổ tiên đặt ra. Quy định này ảnh hưởng tới cuộc sống của 30.000 cư dân.

Tấm biển đề chữ Láng giềng hoà thuận được các làng tặng nhau. Ảnh: Jiupai News

Tấm biển đề chữ "Láng giềng hòa thuận" được các làng tặng nhau. Ảnh: Jiupai News

Dương Yến Trần, bí thư đảng ủy làng Tra Kiều, cho biết được chính quyền Yết Dương giao nhiệm vụ hòa giải hồi tháng 6.

"Lãnh đạo tiền nhiệm cũng từng tổ chức cuộc họp hòa giải nhưng thất bại", ông Dương nói, cho hay vấn đề nan giải nhất là thuyết phục các trưởng tộc.

Ông đã làm việc với 80 cụ cao niên nhưng "lần đầu họp, mọi người đều không đồng ý hòa giải. Chúng tôi mất hai tháng, mở hàng chục cuộc họp mới đi đến thống nhất". Sau đó, một nhóm trưởng lão ở Tra Kiều đã đàm phán hòa giải với các cụ ở làng khác.

Dân 4 làng vẫn có thể làm ăn, buôn bán với nhau nhưng ở mức độ rất hạn chế. Từng xảy ra nhiều vụ ẩu đả giữa người lớn tuổi của các làng. Người dân trong 4 làng đa phần học chung cấp hai và kết bạn với nhau, nhưng họ không được phép hẹn hò và kết hôn với người ở làng khác. Những người không tuân thủ quy định mà lấy nhau sẽ không được người làng chúc phúc và nếu gặp xui xẻo sẽ bị coi là tổ tiên trừng phạt.

Để lách quy định, một cô dâu ở Cao Mỹ, khu vực có làng Mỹ Đông và Mỹ Tây, đã đặt phòng khách sạn trong ngày cưới để chú rể từ làng Tra Kiều đón dâu, thay vì đón dâu từ nhà. Một người khác ở Tra Kiều cho hay ông và vợ, quê ở Cao Mỹ, đã kết hôn hơn 10 năm và phải sống, làm việc ngoài làng để tránh bị chỉ trích.

Bà Dương, một phụ nữ ở làng Tra Kiều, cho hay con trai đã đính hôn với bạn gái ở Cao Mỹ hồi tháng 9. Vợ chồng bà không ủng hộ khi đôi trẻ bắt đầu hẹn hò ba năm trước và không dám kể với người làng, kể cả anh trai, về việc đính hôn.

"Bây giờ tôi không cần lo lắng nữa", bà Dương nói.

Câu chuyện về 4 ngôi làng gây sốc cho công chúng Trung Quốc. "Tôi không tin nổi bây giờ vẫn có nơi không cho phép kết hôn tự do. Họ đúng là Romeo và Juliet thời hiện đại", một người bình luận trên Weibo.

"Ngay cả những người bảo thủ nhất cũng phải nhượng bộ khi tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ suy giảm", người thứ hai nhận xét. Người thứ ba cho rằng "hợp tác là cách duy nhất để đôi bên cùng có lợi".

Hồng Hạnh (The Jiupai News)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap