Sau khi tốt nghiệp cử nhân Công nghệ thông tin tại Đại học Hà Nội,ừcôgáikhônghứngthúmôntựnhiêntrởthànhtiếnsĩphạm thành long chị Tâm tiếp tục học thạc sĩ tại Đại học James Cook (Singapore) và tiến sĩ ở Đại học Monash (Australia). Đầu năm 2022, chị trở về nước và bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại Việt Nam với Trường Đại học FPT.
Nữ tiến sĩ kể lại, thời điểm tốt nghiệp THPT, chị khá mông lung, không biết phải theo học ngành nào. Lúc này, chị gái của chị đã tư vấn về công nghệ thông tin với niềm tin ngành này có tiềm năng lớn, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Nghe theo chị gái, từ cô gái không quá hứng thú với các môn tự nhiên, cô nữ sinh khi đó bắt đầu nuôi đam mê với công nghệ thông tin. Chị Tâm chia sẻ, khi đó, công nghệ thông tin chưa phổ biến, người theo học, làm việc cũng chủ yếu là nam giới. Tuy nhiên, tính cách của chị khá mạnh mẽ nên khi tiếp xúc với một nghề có đa phần là nam giới như vậy, chị không e ngại.
"Nhiều người hay gọi phụ nữ là 'phái yếu' nhưng với tôi, không nên đặt ai vào thế yếu ngay từ ban đầu. Khi mình có niềm đam mê và năng lực, không có ai yếu cả, mọi người đều mạnh mẽ như nhau", chị khẳng định.
Sau khi ra trường, dù đã lập gia đình và có con, chị vẫn quyết tâm theo đuổi con đường học tập. Chị du học tại Singapore, Australia một mình và nắm bắt mọi cơ hội có được. Với chương trình bậc tiến sĩ, TS. Tâm nhận được học bổng toàn phần, bao gồm cả học phí và phí sinh hoạt khi đạt kết quả tốt nghiệp thạc sĩ xuất sắc.
Theo chị Thanh Tâm, điều khó khăn nhất khi học tập tại nước ngoài là phải xa gia đình, từ mình lo liệu toàn bộ cuộc sống và những cú sốc văn hóa.
"Thế nhưng, gia đình không phải là rào cản mà là động lực để tôi cố gắng. Tôi đã tự hỏi, nếu chỉ có năng lực và thu nhập tầm trung, mình liệu có thể giúp con vào học các trường tốt hay không. Ở đâu cũng vậy, khi bằng cấp cao hơn, công việc tốt hơn, bố mẹ có thể lo cho tương lai con tốt hơn", chị nói thêm.
Những năm đầu học tiến sĩ cũng là lúc bùng phát Covid-19 trên toàn cầu. Tất cả đều diễn ra trực tuyến. Với hứng thú về dữ liệu người học từ trước đó, chị tận dụng bối cảnh này và thực hiện nhiều công trình nghiên cứu nhằm tăng cường sự kết nối trong lĩnh vực giáo dục.
Đến nay, chị đã tham gia ba đề tài nghiên cứu và nhiều bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế, chủ yếu về ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển giáo dục.
Bên cạnh công việc nghiên cứu, nữ tiến sĩ sinh năm 1987 bắt đầu làm trợ giảng tại Đại học Monash từ năm thứ hai học tiến sĩ để có thêm kinh nghiệm, tích lũy kỹ năng. Từ đây, chị khám phá thêm niềm đam mê với giáo dục.
Sau bốn năm làm công việc giảng dạy tại Đại học Monash, TS. Tâm quyết định trở lại Việt Nam để gần gia đình hơn và đưa những điều mình đã học được để phát triển giáo dục trong nước. Lúc mới về nước, chị cân nhắc làm việc giữa hai đơn vị và quyết định chọn Trường Đại học FPT. Bởi lẽ, trước khi đi du học, chị từng có khoảng thời gian làm việc tại một công ty thành viên thuộc Tập đoàn FPT và nhận thấy môi trường năng động sáng tạo.
Sau một thời gian cộng tác với Trường Đại học FPT, chị quyết định gắn bó với trường khi nhận thấy đồng nghiệp thân thiện, luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau, môi trường cởi mở, khơi ngợi sự sáng tạo, khuyến khích phát triển năng lực cá nhân. Đồng thời, trường nằm trong hệ sinh thái của một tập đoàn công nghệ. Nữ tiến sĩ có thể tận dụng lợi thế này để tiếp tục phát triển bản thân.
TS. Thanh Tâm chia sẻ, Trường Đại học FPT có nhiều chính sách hỗ trợ cho các tiến sĩ để thúc đẩy nghiên cứu khoa học. Đơn vị các cơ chế hỗ trợ và khen thưởng cho giảng viên, giảng viên - nghiên cứu viên có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc. Trường cũng cấp mức kinh phí đến 100 triệu đồng cho mỗi đề tài nghiên cứu cấp trường; thưởng 20-100 triệu đồng cho mỗi công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI/Scopus...
Bên cạnh đó, chị cũng ấn tượng với sinh viên FPT. Hầu hết các bạn đều năng động và cởi mở. Nữ tiến sĩ chia sẻ thêm, trong quá trình giảng dạy tại Australia, bản thân cũng gặp một số tình huống về định kiến giới. Sinh viên thường có xu hướng tin tưởng giảng viên nam hơn bởi có thể khi trải nghiệm trong ngành chưa đủ lớn, các bạn thường có góc nhìn toàn cảnh là ngành này hầu hết là nam giới làm việc.
Trong khi đó, Trường Đại học FPT đề cao sự sáng tạo để mỗi giảng viên tận dụng tối đa tiềm lực cá nhân trong quá trình giảng dạy. Mỗi người có thể áp dụng cách thức giảng dạy riêng. Vì vậy, trong quá trình lên lớp, sinh viên FPT sẵn sàng chia sẻ và trao đổi để giảng viên đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp mình đưa ra..
Trong thời gian tới, mục tiêu ngắn hạn của TS. Thanh Tâm là trau dồi, cập nhật kiến thức nhiều hơn để có thể giảng dạy ở nhiều nhóm môn. Sau khi có nền tảng vững chắc hơn, chị muốn thực hiện song song công việc giảng dạy và nghiên cứu công nghệ mới trong lĩnh vực giáo dục.
"Tôi luôn chú trọng mục đích nâng cao trải nghiệm học cho sinh viên. FPT có nhiều hệ thống hỗ trợ học tập. Từ đó, tôi có thể thu thập được nhiều dữ liệu học tập của sinh viên, sử dụng và điều chỉnh lại. Điều này phục vụ rất lớn cho mục tiêu nghiên cứu của tôi", chị nói thêm về mục tiêu dài hạn của mình.
Nhật Lệ