Không

Nghiên cứu khoa học (NCKH) ở trường ĐH được bruh là gì

【bruh là gì】Vì sao sinh viên e ngại nghiên cứu khoa học?

Nghiên cứu khoa học (NCKH) ở trường ĐH được triển khai dưới hình thức môn học,ìsaosinhviênengạinghiêncứukhoahọbruh là gì điều kiện xét tốt nghiệp hoặc hoạt động. Dù ở hình thức nào, không ít sinh viên cho rằng bản thân không có đủ thời gian, tài liệu và phương pháp thực hiện nên thường mang tâm lý e ngại khi bắt tay vào nghiên cứu.

Nhiều rào cản về thời gian, cơ sở dữ liệu...

Với thời khóa biểu dày đặc cùng nhiều hoạt động ngoài giờ học, T.H (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho biết, thời gian là "chi phí" lớn nhất cần bỏ ra khi NCKH để xét tốt nghiệp. Mỗi phần việc của quá trình nghiên cứu đều chiếm nhiều thời gian. Chẳng hạn, các thành viên trong nhóm H. dành vài giờ để đọc và tóm tắt nội dung một bài báo khoa học bằng tiếng Anh (20 trang A4), chưa kể phải tổng hợp thông tin từ lượng lớn bài báo khoa học.

Quá trình nghiên cứu theo nhóm cũng phát sinh những vấn đề không mong muốn. Theo chia sẻ của T.H, mỗi thành viên có năng lực đọc hiểu và trình bày khác nhau dẫn đến từng phần riêng lẻ trong một nghiên cứu có chất lượng không đồng đều. Vì vậy, thành viên nhận nhiệm vụ biên tập sẽ tốn thời gian rà soát và chỉnh sửa toàn bộ nội dung.

Bên cạnh đó, giảng viên chỉ cung cấp kiến thức khái quát và cơ sở dữ liệu của trường còn hạn chế nên các sinh viên làm NCKH như T.H phải tự tìm tài liệu trên mạng. Một số nguồn tài liệu tốn phí cao là "rào cản" để sinh viên tiếp cận.

Nhiều băn khoăn khi sinh viên nghiên cứu khoa học - Ảnh 1.

Sinh viên thiếu thời gian, tài liệu và phương pháp thực hiện dẫn đến tâm lý e ngại khi nghiên cứu khoa học

FREEPIK

Ngoài ra, không ít sinh viên có ý tưởng nghiên cứu nhưng vẫn loay hoay trong cách thực hiện. Chẳng hạn, Bùi Thị Phương Anh (sinh viên khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) hứng thú với một số đề tài NCKH từ lâu nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu nên đành gác lại đến bây giờ. Hay Phan Ngọc Linh (sinh viên chuyên ngành quản trị, ĐH Kinh tế TP.HCM) nhận thấy kiến thức NCKH ở trường lan man; giảng viên hướng dẫn cách triển khai phức tạp nên khó áp dụng vào thực tế.

Trong quá trình thực hiện, một số bước dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan cũng là nguyên nhân khiến sinh viên e ngại NCKH. "Ở giai đoạn 'rải' bảng khảo sát ý kiến, nhiều người trả lời 'cho xong' nên mô hình nghiên cứu cho ra kết quả… 'ngộ' lắm!", Trịnh Thị Thu Thảo (sinh viên ngành quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM) chia sẻ.

NCKH có là gánh nặng với sinh viên?

Khi được hỏi về lợi ích của NCKH, Bùi Thị Phương Anh cho rằng hiện chưa nhận thấy lợi ích gì, thậm chí còn thêm gánh nặng. Còn T.H (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho rằng nhiều sinh viên tham gia như nghĩa vụ, không hứng thú với hoạt động NCKH "khô khan".

Tuy nhiên, hoạt động này vẫn mang lại một số lợi ích không thể phủ nhận. Chẳng hạn, NCKH giúp Nguyễn Hoàng Huy (sinh viên ngành hóa học và sư phạm hóa học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cải thiện kỹ năng xử lý thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, đồng thời cho Huy hiểu thêm về tính ứng dụng của ngành học. Hay Trịnh Thị Thu Thảo (sinh viên ngành quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM) có thể mở rộng mạng lưới mối quan hệ cũng như học cách bảo vệ lập trường nhờ tham gia NCKH.

Hai yếu tố giúp sinh viên NCKH

Từ đó, thạc sĩ Nguyễn Hữu Bình, giảng viên quản lý NCKH sinh viên, khoa Xã hội học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đúc kết, NCKH cần có 2 yếu tố: cảm hứng nghiên cứu và nguồn lực cần thiết (kiến thức, con người, thời gian).

Nhiều băn khoăn khi sinh viên nghiên cứu khoa học - Ảnh 2.

Sinh viên cần được khơi gợi cảm hứng nghiên cứu khoa học và bổ sung các nguồn lực để triển khai

FREEPIK

Thạc sĩ Bình gợi ý sinh viên nên trải nghiệm nhiều hoạt động liên quan đến NCKH do khoa/trường tổ chức, tham gia khâu vận hành một sự kiện để khơi gợi sự hứng thú, tò mò về NCKH trước khi tự làm nghiên cứu. Sau đó, thạc sĩ khuyến khích sinh viên triển khai đề tài mang tính thực tiễn cao, thay vì chọn những gì "đao to búa lớn" dẫn đến quá sức và dễ nản chí.

Trong quá trình thực hiện, sinh viên phải liên kết kiến thức được học với vấn đề nghiên cứu, tìm sự kết nối trong những vùng kiến thức sẵn có để triển khai đề tài. Bên cạnh vai trò của giảng viên, sinh viên nên đọc nhiều tài liệu và trao đổi thường xuyên với giảng viên nếu phát sinh vấn đề. Thạc sĩ Bình cũng nhấn mạnh, sinh viên cần giữ vững ý chí nội tại để theo đuổi đề tài nghiên cứu đến cùng và làm thực chất nếu muốn gặt hái "trái ngọt".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap